Nguyễn Đình Thi là người Hà Nội gốc, dù không sinh ra tại đây. Say đắm yêu Hà Nội, nơi lắng hồn núi sông, Nguyễn Đình Thi còn yêu li ti đắm đuối các gương hồ long lanh như những con mắt đẹp nhìn Hà Nội đăm đắm, mặc thời gian trôi thao thiết, với bao nhiêu nước chảy qua cầu. Trong cả cuộc đời dài, bao năm tháng ăn ở thân mật với “thành phố trong sông” yêu dấu này, ông dành nguyên niềm mến yêu đong đầy cho Hồ Tây. Con mắt tha thiết của ông chỉ thấy Hồ Tây “bát ngát sóng nước, phía xa bóng núi Ba Vì đang mở nắng”. Trong đời có lúc ghềnh thác, ông tìm về Hồ Tây “tị nạn”, nương tựa vào Hồ Tây, ngắm sóng hổ màu thép nguội, mơ màng trong mù sương mà ngẫm ngợi sự đời, trả bằng viết kịch về số phận đất nước qua thăng trầm bể sự viết. Rồi ông thấy mình mắc nợ Tây Hồ, tự nhiên mà phải giấu lịch sử.
1. VIẾT KỊCH VỀ HÀ NỘI LÀ “MONG MỎI THẦM”
Trong Hồi ức về kịch, Nguyễn Đình Thi kể: “Tôi có ba vở kịch viết trong những ngày Tết. Hoa và Ngần viết vào dịp Tết Giáp Dần (đầu năm 1974). Rừng trúc, Tết Mậu Ngọ (Đầu năm 1978) và Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tết Kỷ Mùi (Đầu năm 1979). Cả ba vở đều lấy việc xảy ra ở Thăng Long – Hà Nội và kết thúc ở cảnh Tết. Tôi có mong mỏi thắm là vào dịp năm mới truyền thống của dân ta, có được kịch diễn cho công chúng xem để góp chút phần nhỏ vào niềm vui lớn của mọi nhà, mọi người”.
Như thế, Nguyễn Đình Thi đã tự cưu mang “mong mỏi thẩm”: viết kịch trong không gian thiêng Hà Nội Tết Nguyên đán cổ truyền, đặng nhắc nhở những sự kiện lịch sử và con người Thăng Long – Hà Nội, kết thúc kịch bằng cảnh Tết, để người Hà Nội hôm nay có niềm vui soi gương thế sự trong những ngày năm mới sang trang. Nguyễn Đình Thi, mặc lòng, vẫn hết sức mừng rỡ, cho đó là hạnh phúc muộn: “Dù sao tôi cũng được nhìn thấy các nhân vật kịch của tôi sống trong ánh điện sân khấu. Tôi nghĩ đến anh Nguyễn Huy Tưởng, khi vở Vũ Như Tô của anh được diễn thì anh đã mất trên 30 năm”…
2. VIẾT KỊCH TRONG LÒNG HÀ NỘI VÀ TRÊN SÓNG HỒ TÂY
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi đã thành ông già phong sương qua mưa gió cuộc đời, Nguyễn Đình Thi lui hắn vào thế giới kịch riêng mình với niềm cô đơn thế sự. Trước đó, ông từng nghiệm sinh: Hà Nội trong những ngày mùa đông 1972, bị bom B52, vào buổi sẩm tối, ngớt báo động là thời điểm thuận nhất cho viết kịch Hoa và Ngân. Trực ở trụ sở Hội Nhà văn 65 Nguyễn Du, con phố nồng nàn hoa sữa mùa thu, yên vắng mùa đông, kể sát hồ Thiền Quang, lại có đủ 32 bản xônat cho piano của Beethoven, ông tận hưởng cuộc hạnh ngộ giữa cái viết kịch và âm nhạc. Đêm Giao thừa năm ấy, ông kể ông được mời làm khách của vợ chồng họa sĩ Trần Văn Cấn, uống rượu, xem tranh. Quay về, đúng lúc Đài Tiếng nói Việt Nam báo tin Mỹ chịu ký Hiệp định Paris. Đêm 30 Tết rét lạnh ấy, tôi lên sân gác thượng của cơ quan, đốt một bó hương. Không cầm được nước mắt, tôi hai tay cầm nắm hương đỏ vái bốn phương trời, tạ ơn những người hy sinh. Và lòng bảo da phải viết một cái gì, dù sức mình yếu kém đến đâu. Tôi đã viết và Hoa và Ngắn sau đó, và trong cảnh kết tự nhiên đã có hình ảnh buổi Giao thừa ấy trên căn gác của họa sĩ”. Và nhân vật Ngân “sau nhiều long đong ngang trái, đến cái đêm ba mươi Tết còn chưa nguôi lửa đạn ấy, đã đi thăm một người bạn hiền lành vụng về”.
Song, Hồ Tây mới là lựa chọn đẹp và thật thuận lành cho một không gian viết kịch để trả món nợ thế sự – lịch sử mà Nguyễn Đình Thi đeo mang trong thời điểm ngón ngang suy ngẫm riêng tư. Lúc ấy, chưa đến tuổi 60, ông đã cho rằng mình “nghe thấy tiếng ở trên cao gọi rồi”. Ông trốn việc, lên nhà sáng tác của Hội Nhà văn trên Quảng Bá, ven Hồ Tây, viết từ sáng đến chiều những ngày áp Tết, “không có ai lên viết, tôi một mình tha hồ hưởng cả một khu vườn rộng có trồng nhãn và vải thiều, đều đã cao sum suê. Hai cái Tết ấy, tôi được có một người bạn im lặng: một gốc mai nhỏ, cao chừng nửa mét ở giữa vườn, những cành nhỏ chắc chia ra những nhánh hết sức thanh nhã, đến tháng Tết, lấm tấm đấy những đốm hoa trắng muốt rung rung trong gió bác. Có những buổi tối ngồi xổm ngắm nhìn những cành mai ấy, lòng nôn nao thấy cuộc sống đẹp kỳ diệu vượt hết mọi tưởng tượng”.
Nguyễn Đình Thi thấm vào lòng những cảnh tượng ấy mỗi ngày. Ông thú nhận, chúng đã lặn sâu “vào kịch tôi viết. Trong Rừng trúc, tôi cho Lý Chiêu Hoàng từ bỏ cung điện, lên ở ven hồ này, trong một căn nhà gỗ khiêm tốn, ở đây bà đã nói với Trần Thủ Độ: “Thưa quốc công, việc nước là lớn nhất, nhưng việc người với người cũng không phải là nhỏ hơn. Và màn vĩ thanh của kịch vào giáp Tết Mậu Ngọ thứ tám (1258), sau cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Nguyên bị đánh bại, hoa đào nở trong thôn xóm bị tàn phá, dân làng đang về dọn dẹp, Lý Chiêu Hoàng đón một mùa xuân báo hiệu thay đổi trong đời bà. Đạp xe đến đường Có Ngư, tôi ngồi xuống ven Hồ Tây, gần chùa Trấn Quốc, nhin ra xa thì vừa vặn thấy một đàn sâm cẩm như một đám mây nghìn cánh vẫy từ chân trời tới, lúc trải dài ra, lúc thu tròn vào, bay lượn trên mặt hồ”…

Vậy đấy, Hồ Tây và không gian thiêng Hà Nội áp Tết nhuốm màu lịch sử đã khiến Nguyễn Đình Thi thăng hoa bát ngát trong cái viết. Hai nhân vật Nguyễn Trãi và Lý Chiêu Hoàng được ông xây đắp ý tưởng kịch sâu xa, khơi nguồn từ chính những va chạm nhân thế của ông với thời cuộc. Bằng cách viết trầm tư lịch sử từ cái nhìn đương đại, Nguyễn Đình Thi đã đụng đến vấn đề sáng tác cơ bản nhất của những nhà viết kịch đề tài lịch sử: viết thế nào về nhân vật lịch sử trong thì hiện tại của tâm thế hôm nay? Cái viết độc đáo này của ông là câu trả lời, được người – sân khấu hướng ứng, chung tay dựng lên những nhân vật lịch sử sừng sững trên sân khấu Việt hiện đại.
Một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội 2010