Sân Khấu Rối Nước: Khi Cái Vô Tri Trở Thành Hữu Tri

đăng bởi :

nhóm :

Bài viết

ngày đăng :

chia sẻ ngay :

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống Việt Nam, rối nước là một hình thức biểu diễn đặc sắc, mang đậm hơi thở của văn hóa dân gian lúa nước, kết tinh từ đời sống, tín ngưỡng và trí tưởng tượng của người nông dân. Xuất hiện từ thời Lý – được ghi nhận qua bia Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121 tại chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) – rối nước không chỉ là trò chơi dân gian, mà là một nghệ thuật sân khấu hoàn chỉnh, nơi nước trở thành sàn diễn, nơi vô tri được thổi hồn thành hữu tri.

Rối nước: Sự cộng sinh giữa con người và môi trường sông nước

Là sản phẩm của một quốc gia nhiệt đới, với hệ thống ao hồ kênh rạch chằng chịt, nghệ thuật rối nước phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa người Việt và thủy sinh thái. Nước – theo triết lý phương Đông – là khởi nguyên của sự sống, là nơi chứa đựng sự chuyển hóa và ảo hóa. Nước không chỉ che giấu nghệ nhân điều khiển rối, mà còn là “tấm gương ảo ảnh” phản chiếu màu sắc, chuyển động và cảm xúc, biến những con rối gỗ thành những nhân vật sống động, giàu biểu cảm.

Ở một xứ nhiệt đới, sông nước ao hồ chằng chịt xa xưa, hình những con thuyền được khắc trên trống đồng, tháp đồng đã nói lên con người với sông nước gắn bó thân thiết. Con người lao động sản xuất, chiến đấu, vui chơi….. trong điều kiện ấy thì việc bơi lội lặn hụp chẳng phải là điều xa lạ. Một môn nghệ thuật từ nước, trong nước, để thỏa mãn yêu cầu đó của con người chính là rối nước diễn xuất lẻ tẻ, dần được tích tụ thể hiện những ý tưởng của con người theo sân khấu chèo, tuồng, rối nước được lồng vào những tích truyện, ca nhạc trở thành một ngành nghệ thuật sân khấu rối nước. 

Từ gỗ và tre, đến thế giới kỳ ảo

Nghệ thuật rối nước còn là nghệ thuật thủ công tre gỗ. Chỉ bằng những công cụ lao động thường ngày, cái của. con dao, cái đục, cái ràng; từ những chất liệu gỗ nhẹ: xung, vông, xoan và những cành tre, ông tre, gốc tre, nay có thêm nhựa, chất xốp, qua bàn tay người nghệ sĩ sẽ trở thành những ông vua, ông quan, người lính, người đi cày, đi bừa, người kéo vó, úp nơm, những chú hề chú tễu, những con ngựa, con voi, con rông. con trâu, con bò, con vit, con cá, con tôm…, một cách cực kỳ sinh động. Tất cả bí mật được giấu trong nước, người nghệ sĩ rối cũng dẩm minh trong nước, điều khiển con rối bằng các động tác giật dây nhíp, trường, vòng, rút, co, tha, nâng lên đặt xuống, làm cho các con rối cử động diễn xuất trong tiếng nhạc tiếng để tiếng hát lồng theo.

Rồi nước là nghệ thuật sân khấu dân gian. Những nghệ nhân rối nước xưa nay là những người nông dân ham mực thích nghệ thuật, “tháng ba ngày tám” rỗi rãi, tập hợp nhau lại thành phường hội, diễn rối. Những phường hội này mang tên những địa danh (xóm làng) mà họ cư trú. Ví như phường Nguyễn làng Nguyễn Xá tỉnh Thái Bình, phường Tục làng Duyên Tục tỉnh Thái Bình, phường Bò làng Bồ Dương Hải Dương v.v… Mỗi phường được cả xóm làng quý trọng bảo vệ, coi như niềm tự hào của làng xóm mình. Từ tính chất dân gian, đa dạng mà phường rối thường có tục bí mật nhà nghề

Từ thủy đình chùa Thầy (Hà Tây) đến đền Gióng (Bắc Ninh), rối nước trở thành phần không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống. Tại đây, nghệ thuật dân gian phát huy mạnh mẽ. So với sân khấu chèo, tuồng, sân khấu rối nước còn phong phú hơn, nó có thể đưa ra đủ cảnh lao động: cày bừa gặt hái, chăn trâu cắt cỏ, xay lúa giã gạo, đi học, đi buôn, dệt cửi, cùng những trò sinh hoạt dân gian, đấu vật, chọi trâu, múa sư tử, múa rồng, đánh đu, rước kiệu, đốt pháo…. Sân khấu rối nước đã đưa được vào các tích truyện Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trê Cóc, Thạch Sanh… Ở nhiều làng có truyền thống nghệ thuật rối nước, thì sân khấu rối nước trở thành nơi diễn trò chính của hội làng.

Sức hấp dẫn kỳ diệu với tuổi thơ và khán giả hiện đại

Sân khấu rối nước đặc biệt hấp dẫn và cực kỳ huyền bí đối với tuổi thơ. Nó khêu gợi trí tưởng tượng của các em, đưa các em vào những giấc mơ kỳ diệu… 

Sân khấu rối nước – giá trị thẩm mĩ của nó là biến cái vô tri thành cái hữu tri. Ở đó thật khó phân biệt rạch ròi đâu là ảo thuật, đâu là xiếc, đâu là kịch, đâu là sân khấu châm biếm, đâu là sân khấu tự sự. Chỉ biết ở đó, một ngành nghệ thuật dân gian lâu đời, hòa quyện mọi trí tuệ của cư dân nông nghiệp lúa nước, được diễn ra trên mặt nước bằng những con rối cuộc đời hư hư thực thực, mà náo nức lòng người thường xuyên phải vất vả lo toan cho cuộc sống lao động chiến đấu dựng làng giữ nước).



Tài Liệu Tham Khảo

  1. Nguyễn Huy Hồng, Múa rối nước Việt Nam, Tạp chí NCVHNT số 6, 1985
  2. Nguyễn Đăng Duy, Văn Hoá Việt Nam – Đỉnh cao Đại Việt, NXB Hà Nội.