Các tác giả viết kịch bản Tuồng tiêu biểu 

đăng bởi :

nhóm :

Bài viết

ngày đăng :

chia sẻ ngay :

Tuồng là nghệ thuật có truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Là nghệ thuật bác học, song rất gần với quần chúng lao động, nó trở thành sinh hoạt văn hóa quần chúng. Tuồng là một bộ môn nghệ thuật có giá trị sâu sắc, không chỉ do những nét độc đáo về động tác múa, âm nhạc, mà còn cả phần kịch bản đậm tính văn học, thường được những tác giả học rộng hiểu sâu chắp bút.

Nguyễn Hiền Dĩnh

Thế kỷ XVIII nghệ thuật Hát Tuồng đã có tổ chức gánh hát, bầu gánh đã có người chỉ đạo nghệ thuật của gánh hát là ông Nhưng. Người giàu ham mê Tuồng đứng ra chiêu mộ diễn viên, thành lập gánh hát là ông bầu gánh, nhiều trường hợp ông Nhưng kiêm luôn chức bầu gánh. Từ trò diễn xướng dân gian ban đầu là “Tuồng sân”, lên “Tuổng rạp” gọi là “Rạp hát” mang tính tạm thời, diễn 3 – 4 đêm thì gánh hát đi diễn nơi khác là nhổ rạp. Rạp Hát xây dựng cố định gọi là “Trương Hát”, như Trường Hát của Nguyễn Hiển Dĩnh ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 

Nguyễn Hiển Dĩnh quê ở làng An Quân, ông đỗ cử nhân, làm đến chức Tuần Vũ tỉnh Quảng Trị, nên thường gọi là cụ Tuần An Quân. Ông sinh năm 1853, bị bệnh mất năm 1926, thọ 73 tuổi. Nguyễn Hiền Dĩnh khi đương chức ông thường tuyên bố rằng các quan “Tiến vì đại quan, thoái vì hưu quan”, còn tôi thì “Tiến vi quan, thoái vì bầu gánh”. Ông là nhà nghiên cứu, lý luận sân khấu Tuồng, nhà đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho diễn viên, người quản lý và tổ chức biểu diễn. Ở trường hát Vĩnh Điện của ông, dãy ghế đầu trước sân khẩu dành cho các quan chức và đại biểu, có một nền gạch xây cao gần bằng ghế dựa của đại biểu, trên nền gạch chếch về bên trái ngó vào sân khấu, đặt một chiếc bàn, một ghế dựa, bên cạnh ghế phía tay phải kê một trống chầu, trên mặt trống phủ tấm vải đỏ, dùi trống đặt ngang trên tấm vải. Nơi long trọng đó dành riêng cho ông Nguyễn Hiền Dĩnh, người chỉ đạo của đêm diễn. Khi ông ngồi vào ghế thì có người cầm tấm vải cất đi. Ông cầm chầu để dạy dỗ, khen, chê cho từng diễn viên, là người đạo diễn, người thầy nghiêm khắc, tái hoa về nghệ thuật Hát Tuồng. Nguyễn Hiền Dĩnh là một kịch tác gia lỗi lạc, có văn phong độc đáo, Tân ông thường dùng khẩu ngữ dân gian một cách thuần thục, văn trong Thông của ông thường đả kích bọn quan lại ý quyền làm bậy, bọn nịnh thần gian xảo, tham nhũng, hãm hiếp, bóc lột, đàn áp nhân dân. Nguyễn Hiển Dĩnh sáng tác nhiều vỡ Tuồng hay, nổi bật là các vở vô Hùng Vương, Sơn Hậu, Dương Chân Tử, Tam Nữ đồ vương, Ngọn lửa Hồng sơn là những bi kịch lớn.

Đào Tấn

Nhà soạn Tuồng Đào Tấn ở Bình Định, ông sinh năm 1907 thọ 62 tuổi. Năm Tự Đức thứ XX, khoa Đinh Mão 1867 đâu Cử nhân. Đến năm Tự Đức thứ XXVII (1874) được bổ nhiệm Tri phủ Quảng Trạch. Năm Tự Đức thứ 31 (1878) thăng chức Thị độc nội các, phụng sắc diễn Tuồng. Năm Tự Đức thứ 36 (1883) thăng Hồng Lô tự khanh đốc hành sở Hiệu thơ, diễn Tuồng trầu. Năm Thành Thái thứ VI (1894) lãnh chức Thương thơ Bộ Công. Từ năm 1874 đến 1893 cụ viết Tuồng, chủ yếu là phụng sắc sửa các Tuồng cổ như Tuồng Vạn bửu trình tường nhiều pho, diễn nhiều đêm, sửa Tuồng Tam nữ đồ vương Sơn Hậu, Tuồng Phi Phụng, Tuồng Diễn Võ đình 2 hồi. Đến năm Thành Thái thứ 8 (1896) phong Thương thư Bộ Binh, năm Thành Thái thứ 9 (1897) phong Thượng thư Bộ Hình, năm Thành Thái thứ 14 (1902) phụng chỉ hồi triều sung vào Cơ mật Viện đại thần, phong Thượng thư Bộ Công. Năm Thành Thái thứ 16 (1904) cụ đúng 60 tuổi, được phụng chỉ hưu trí. Cu về nhà ở Vĩnh Thạnh, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tập hợp các gánh hát Tuồng xung quanh Bình Định về nuôi, dạy hát tại nhà làm vui. Tại quê nhà cụ thành lập “Học bộ đỉnh” Vĩnh Thạnh để đào tạo đội ngũ Hát Tuồng cho Bình Định. Những năm còn làm quan và khi về hưu cụ đã sáng tác nhiều vỡ Tuồng rất độc đá như Hộ sanh dân, Trầm Hương các. Hoàng Phi Hồ quả Giới Bài quan gồm 3 hồi (Gián thập điều, Lăn trướng. Năm miếu), Cổ Thành, Khuê các anh hùng,  Diễn võ đình.

Các vở Tuồng đặc sắc của Đào Tấn hiện còn gìn giữ và thường được biểu diễn tại Nhà hát Tuồng Đào Tấn (Bình Định), Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng), Nhà hát Tuồng Trung ương (Hà Nội), Nhà hát Truyền thống Khánh Hòa, Đoàn Tưồng Thanh Quảng (Thanh Hóa) vv..

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hồng, Bài bản – Lý trong sân khấu dân tộc, NXB Sân khấu

2. Lê Văn Nghệ (2018), Đào Tấn: Ông vua của nghệ thuật tuồng, báo Công an nhân dân

3. Văn Thành Lê (2019), Nguyễn Hiển Dĩnh: Từ cụ Tuần An Quán đến ông thầy hát Bội, báo Đà Nẵng